– Nhà tôi thường mua gạo của một người quen biết từ lâu rồi, không hay mua của người bán rong. Trưa ấy từ cơ quan về, tôi vào bếp xào thêm đĩa thức ăn để ăn trưa cùng con gái thì một cô trông còn rất trẻ vào hỏi:
Tôi mang chỗ gạo đó nấu, chờ cơm chín, nếm thử mấy hạt thấy ngon
- Cô ơi cô có mua gạo tám Điện Biên không?
- Nhà cô chưa bao giờ ăn gạo đó – Tôi nói.
- Ô thế ạ, thế thì lần này cô ăn thử đi cô. Gạo này thơm và ngon lắm. Nhà cháu ở Điện Biên. Chồng cháu lên Hà nội làm thợ xây, không may ngã giàn giáo gẫy cả chân tay, đang phải nằm viện cô ạ. Cháu lên chăm chồng, nhà hết sạch tiền, chỉ còn tạ thóc. Cháu đem xay xát rồi mang lên đây bán lấy tiền mua thuốc cho anh ấy. Cô mua giúp cháu nhé.
Bố chồng tôi đang ngồi trong nhà cũng ra hỏi thăm, rót cho cốc nước mát để cô bé uống cho đỡ khát.
Ông hỏi: “Thế cháu bán gạo thì gạo để đâu mà đi mỗi người không thế?”
Cô bé nói: “Cháu để nhờ nhà bác đầu ngõ kia ạ. Vì nặng nên cháu cứ đi rao đã. Ai mua thì cháu mang đến”.
Tôi bảo: “Mang cô xem đã, ngon cô mới mua”.
Cô bé đi, lát sau quay lại, gánh kẽo kẹt 2 bao gạo: “Cháu còn có 30 cân ông và cô mua nốt cho cháu”. Vừa nói cô vừa mở bao tải ra bốc một ít cho tôi xem.
Nhìn hạt gạo trông cũng mới và ngửi cũng rất thơm. Nhưng tôi vẫn nghi ngờ: “Trông thì ngon đấy nhưng chả biết thế nào, phải nấu lên mới biết”.
Cô bé nói: “Cô không tin, cháu xúc một ít cho cô nấu thử, cháu cũng đang đói, từ sáng chưa ăn gì, cô nấu đi rồi cho cháu xin bát cơm”.
Tôi mang chỗ gạo đó nấu, chờ cơm chín, nếm thử mấy hạt thấy ngon. Đưa cả chỗ trong nồi cho cô bé ăn, man
g ra bát thịt kho. Cô bé bảo: “Cô có nước mắm rót cho cháu một ít, cháu không quen ăn thịt”.
Tôi bảo: “Ăn cơm chan mắm thì nuốt sao nổi, lấy thịt mà ăn chứ cháu”.
Bát thịt tôi mang ra cô bé không hề đụng đũa, chỉ ăn cơm chan mắm mà chén ngon lành, hết chỗ cơm trong nồi ấy.
Bố chồng, con dâu thương cô bé quá, mỗi người mua cho một tải. Cô bé nhận tiền rồi cảm ơn rối rít.Tôi còn có ít bánh kẹo không ăn để trong tủ lạnh, lôi hết ra cho cô bé. Cô cảm động rưng rưng, đưa tay lên quệt nước mắt. Tôi lại càng thương. Lục tìm quần áo không dùng đến nhưng vẫn còn khá mới cho cô bé một túi to.
Cô bé cảm ơn hai cha con tôi lần nữa và ra về.
Tối hôm ấy, tôi nói với cả nhà: “Hôm nay nhà mình ăn gạo tám Điện Biên xem thế nào”.
Bữa cơm được dọn ra. Khi xới cơm cho mọi người thì tôi mới tá hỏa. “Thôi chết tôi rồi. Gạo gì mà rời rạc, khô như rơm, chán thế này?”. Lòng thương hại của tôi đã bị đặt nhầm chỗ.