- Ngày lạnh giá. Khi đang rảo bước về nhà, tôi vấp phải một chiếc ví ai đó đã đánh rơi. Tôi nhặt lên và nhìn vào bên trong tìm giấy tờ để có thể gọi cho chủ nhân của nó, nhưng trong ví chỉ có ba đô la và một bức thư đã nhàu nát, như thể đã nằm đó rất lâu rồi.
Phong bì đã rách và thứ duy nhất còn có thể nhìn thấy trên đó là địa chỉ người gửi. Tôi bắt đầu mở thư, hy vọng tìm thấy một dấu hiệu gì đó. Sau đó tôi nhìn thấy dòng ngày – tháng – 1924. Lá thư đã được viết cách đây gần sáu mươi năm.
Bức thư được viết bằng mực xanh với nét chữ phụ nữ rất đẹp và một bông hoa nhỏ ở góc bên trái. Dòng chữ “Thân gửi John” cho thấy người nhận tên John, nhưng tên anh ta có thể là Michael, người mà người viết không thể gặp lại lần nào nữa do bị mẹ cô cấm đoán. Mặc dù vậy, cô đã viết rằng cô sẽ mãi mãi yêu anh.
Bức thư được kí tên Hannah.
Đó là một bức thư đẹp, nhưng không có cách nào trừ cái tên Michael để nhận ra chủ nhân của nó. Có lẽ nếu tôi gọi cho bưu điện. Người trực tổng đài có thể tìm ra một danh sách số điện thoại cho địa chỉ ghi trên phong bì.
“Thưa tổng đài,” tôi bắt đầu, “tôi có một yêu cầu đặc biệt. Tôi đang cố tìm chủ nhân của một chiếc ví mà tôi nhặt được. Cô có thể tra giúp tôi xem có số điện thoại nào cho địa chỉ … không?”
“Ồ, có một danh sách điện thoại cho địa chỉ đó, nhưng tôi không thể cho anh số”. Theo phép lịch sự, cô nói với tôi cô sẽ gọi cho số đó, trình bày câu chuyện của tôi và hỏi họ xem liệu họ có muốn cô ấy liên lạc với với tôi không.
Vài phút sau cô đã gọi lại cho tôi: “Có một người sẽ nói chuyện với anh”.
Tôi hỏi người phụ nữ ở đầu dây bên kia liệu cô có biết ai tên Hannah không. Cô nói trong hơi thở gấp: “Ồ! Chúng tôi đã mua ngôi nhà này từ một gia đình, gia đình này có một đứa con gái tên Hannah. Nhưng đã cách đây 30 năm rồi!”.
“Chị có biết hiện tại gia đình này sống ở đâu không?”
“Tôi nhớ Hannah đã để mẹ trong nhà dưỡng lão cách đây vài năm”, người phụ nữ nói. “Có lẽ nếu ông liên lạc với họ, họ có thể tìm được cô con gái”.
Cô cho tôi tên nhà dưỡng lão và tôi gọi đến địa chỉ đó. Họ cho tôi biết bà cụ đã qua đời mấy năm rồi nhưng họ vẫn còn số điện thoại của địa chỉ mà họ nghĩ con gái bà cụ có thể đang sống ở đó.
Tôi cảm ơn và gọi cho số đó. Người phụ nữ trả lời điện thoại cho tôi biết Hannah hiện đang sống trong một nhà dưỡng lão.
Thật là vớ vẩn, tôi thầm nghĩ. Tại sao tôi lại phải cố gắng tìm chủ một chiếc ví chỉ có ba đô la và một lá thư đã được viết cách đây gần 60 năm?
Tuy nhiên, tôi vẫn gọi cho nhà dưỡng lão mà Hannah có thể đang ở và người đàn ông trả lời điện thoại nói với tôi: “Vâng, Hannah đang ở với chúng tôi”.
Mặc dù đã mười giờ đêm, tôi vẫn hỏi liệu tôi có thể đến gặp cô ấy không. “Ồ”, ông nói ngập ngừng, “nếu anh muốn đến ngay, bà ấy có thể đang xem ti vi ở phòng sinh hoạt chung đấy”.
Tôi cảm ơn ông và đi xe đến nhà dưỡng lão ngay. Cô y tá trực đêm và anh bảo vệ chào tôi ở cửa. Chúng tôi lên tầng ba của ngôi nhà lớn.Trong phòng sinh hoạt chung, cô y tá giới thiệu tôi với Hannah.
Đó là một bà cụ dễ mến với mái tóc màu ánh bạc, nụ cười ấm áp và đôi mắt sáng long lanh. Tôi nói với bà về việc tôi đã nhặt được chiếc ví và cho bà xem bức thư. Giây phút bà nhìn thấy chiếc phong bì với dòng chữ bằng mực xanh và bông hoa nhỏ bên góc trái, bà thở một hơi thật sâu và nói: “Chàng trai, lá thư này là liên lạc cuối cùng của tôi với Michael”.
Bà quay đi một lúc chìm trong suy nghĩ, rồi sau đó với giọng trầm ấm, ngọt ngào, bà kể “Tôi yêu anh ấy rất nhiều. Nhưng lúc đó tôi mới mười sáu tuổi và mẹ thấy tôi quá trẻ. Anh biết không, anh ấy quá đẹp trai”.
Bà nói tiếp: “Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Nếu anh tìm thấy anh ấy, hãy nói với anh ấy rằng tôi luôn nghĩ về anh ấy. Và…”, bà ngập ngừng một lát, môi run run, “… bảo anh ấy tôi vẫn yêu anh ấy”. Bà mỉm cười nói trong khi mắt bắt đầu tràn lệ. “Tôi không bao giờ kết hôn. Tôi nghĩ không ai có thể sánh với Micheal được…”
Tôi cảm ơn Hannah và chào tạm biệt. Tôi đi thang máy xuống tầng 1 và khi tôi đứng bên cạnh cửa ra vào, anh bảo vệ ở đó hỏi, “Bà cụ có giúp gì được anh không?”.
Tôi nói với anh, bà đã cho tôi một đầu mối. “Ít nhất tôi đã có một cái họ để có thể tìm ra chủ nhân chiếc ví. Nhưng tôi nghĩ tôi nên thư giãn một chút. Tôi đã giành cả ngày cố gắng tìm chủ nhân của chiếc ví rồi”.
Tôi lấy chiếc ví ra, đó là một chiếc ví da màu nâu giản dị viền chỉ đỏ. Khi người bảo vệ nhìn thấy nó, anh thốt lên: “Trời, đợi mội chút! Đó là chiếc ví của ông Goldstein. Tôi nhận ra nó bởi dây viền đỏ lóng lánh kia. Ông ấy thường xuyên làm mất chiếc ví đó. Tôi chắc chắn đã nhặt được nó ít nhất ba lần”.
“Ông Goldstein là ai vậy?” – Tôi hỏi trong khi tay bắt đầu run lên.
“Ông ấy là một trong những người già sống trên tầng 8. Đó chắc chắn là chiếc ví của Mike Goldstein. Chắc chắn ông đã đánh mất chiếc ví trong khi đi dạo”. Tôi cảm ơn người bảo vệ và nhanh chóng chạy lại văn phòng cô y tá. Tôi kể lại với cô những gì mà người bảo vệ đã nói. Chúng tôi trở lại thang máy và lên tầng. Tôi cầu cho ông Goldstein sẽ ở trên đó.
Lên tới tầng 8, cô y tá tầng cho biết: “Tôi nghĩ ông ấy vẫn còn trong phòng sinh hoạt chung. Ông ấy thích đọc sách vào buổi tối. Ông là một ông lão đáng kính”.
Tôi đi đến căn phòng duy nhất còn sáng đèn và có một ông lão đang ngồi đọc sách. Cô y tá đi về phía ông và hỏi có phải ông đã đánh mất ví không. Ông lão nhìn lên ngạc nhiên, đưa tay vào trong túi sau và thốt lên: “Trời, nó mất rồi!”.
“Quý ông này đã nhặt được một chiếc ví và chúng tôi không biết có phải là ví của ông không”.
Tôi đưa chiếc ví cho ông lão và giây phút ông nhìn thấy nó, ông đã mỉm cười nhẹ nhõm và nói: “Vâng, chính nó đấy! Chắc tôi đã đánh rơi nó chiều nay. Tôi muốn hậu tạ anh”.
“Không, cảm ơn cụ”, tôi nói. “Nhưng tôi phải nói với cụ một truyện. Tôi đã đọc lá thư với hy vọng tìm ra chủ nhân của chiếc ví”.
Nụ cười trên khuôn mặt ông già đột nhiên vụt tắt. “Anh đã đọc lá thư rồi sao?”.
“Tôi không chỉ đọc nó, tôi nghĩ tôi còn biết Hannah đang ở đâu nữa cơ”.
Mặt ông đột nhiên tái đi. “Hannah? Anh biết cô ấy đang ở đâu sao? Cô ấy thế nào rồi? Cô ấy vẫn xinh đẹp như xưa chứ? Hãy nói cho tôi biết đi”, ông nài nỉ.
“Bà ấy vẫn khỏe, và đẹp như hồi ông biết bà”, tôi nói nhẹ nhàng.
Ông lão mỉm cười và hỏi: “Anh có thể cho tôi biết cô ấy đang ở đâu không? Tôi muốn gọi cho cô ấy ngay ngày mai”. Ông cầm tay tôi và nói: “Anh có biết gì không, thưa anh? Tôi yêu cô gái đó rất nhiều và khi nhận được lá thư đó, đời tôi coi như đã chấm hết. Tôi không lập gia đình. Tôi nghĩ tôi mãi mãi yêu cô ấy”.
“Ông Goldstein,” tôi nói “Xin đi theo tôi”.
Chúng tôi đi thang máy xuống tầng ba. Các hành lang tối om và chỉ có một hoặc hai bóng đèn đêm nhỏ xíu thắp sáng lối chúng tôi đi đến phòng sinh hoạt chung nơi Hannah đang ngồi một mình xem tivi.Cô y tá đi về phía bà.
“Bà Hannah” cô dịu dàng, và chỉ vào Michael, đang đứng đợi cùng tôi ở cửa. “Bà có biết người này không?”.
Bà chỉnh lại kính, nhìn chăm chú một lát, nhưng không nói gì. Michael nói nhỏ nhẹ, như thể nói thầm: “Hannah, Michael đây. Em có nhớ tôi không?”.
Bà thổn thức: “Michael! Em không tin! Michael! Đúng là anh rồi! Michael của em!”. Ông bước chầm chậm về phía bà và họ ôm chầm lấy nhau. Cô y tá và tôi rời đi trong nước mắt.
“Nhìn kìa” tôi nói. “Chúa thật nhân từ và công bằng! Cuộc đời họ sẽ tốt đẹp như vốn nghĩa của nó”.
Khoảng ba tuần sau tôi nhận được cuộc gọi ở văn phòng từ nhà dưỡng lão. “Anh có thể sắp xếp thời gian vào Chủ Nhật đến dự đám cưới không? Michael và Hannah sắp kết hôn!”.
Đó là một lễ cưới đẹp có tất cả mọi người ở nhà dưỡng lão tham dự. Hannah mặc một chiếc váy màu be nhẹ, trông rất xinh đẹp. Michael mặc b
ộ complê màu xanh thẫm, trông rất đạo mạo. Họ đã nhận tôi làm người bạn thân nhất của họ.
Nhà dưỡng lão cho họ một phòng riêng, nếu bạn muốn xem một cô dâu 76 tuổi và một chú rể 79 tuổi cư xử như thanh thiếu niên, bạn nên đến thăm cặp vợ chồng này.
Đó là một kết thúc có hậu cho một mối tình kéo dài gần 60 năm.