SốngĐẹp Team - Cộng Đồng Sống Đẹp
Câu chuyện bà và cháu - cảm động lắm ý
Không phải ruột thịt nhưng bà Trần Thị Nguyệt nhận nuôi Phạm Thị Thu Thảo từ khi hơn một tuổi. Bà đi ăn xin để nuôi dạy một đứa cháu chẳng phải máu mủ ruột rà mà bà cưu mang từ tuổi chập chững để đến nay, cháu trưởng thành và bước vào giảng đường đại học.
http://www.tienphong.vn/Cache/Tianyon/Thumbnail/582/230582.jpg
Bà Trần Thị Nguyệt - Ảnh: Minh Vụ - Phạm Yên
Hình ảnh một bà cụ trên 70 tuổi với thân hình gầy gò, lưng còng gập xuống hàng ngày cứ lầm lũi đi khắp ngõ phố khu vực nhà thờ Đức Bà thành phố Nam Định và các điểm đỗ xe buýt ở quanh đó để ăn xin đã quá quen thuộc. Nhiều người mỗi khi đi qua không thấy bà là họ tìm đến, có người vào tận nhà để cho tiền.
Một phần là những hàng ngói lợp xiêu vẹo, một phần bằng đủ thứ vật liệu, một gian phòng rộng khoảng 8m2. Đó là nơi che chở hai bà cháu cụ Trần Thị Nguyệt ngõ 22 Hai Bà Trưng thành phố Nam Định .
Chiếc giường đôi chiếm gần hết gian nhà, tấm chiếu thủng ở giữa che bằng mấy tờ báo cũ. Sát cửa ra vào là một bàn học sinh xếp sách vở ngăn nắp. Bà bảo “Đó là bàn học của cháu gái đã đi Hà Nội học đại học rồi”. Bà để đó ngắm mỗi khi nhớ cháu.
Chiếc ngăn kéo lắc ngang lắc dọc mới kéo ra được giờ bà dùng nó làm cái chạn đựng thức ăn, gọi vậy chứ có thức ăn đâu mà đựng ngoài hai miếng đậu rán mà bà để ăn bữa chiều.
Bà Nguyệt sinh ra không lâu thì mẹ mất, bố lấy vợ hai. Khi trưởng thành bố lại theo mẹ kế vào Nam.
Năm 1991, ở tuổi ngoài 50, bất giác bà thấy cô đơn buồn tủi ập về. Gần nhà trẻ nên bà hay nhìn các cháu nô đùa ca hát. Bà để ý có một cháu hàng ngày được bố chở bằng xích lô đến. Bố đi rồi, cháu không chơi với các bạn mà chỉ đứng bám song cửa sổ khóc.
Một hôm, khi người bố chở đến, bà mạnh dạn ra đề xuất xin nuôi hộ. Người bố tỏ ra vui mừng, giao cháu cho bà và hứa một ngày sẽ trả cho bà ba ngàn đồng tiền công và giới thiệu tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, 15 tháng tuổi. Được ít lâu, người bố không trở lại nữa.
Sinh trái ngọt
http://www.tienphong.vn/Cache/Tianyon/Thumbnail/583/230583.jpg
Phạm Thị Thu Thảo - Ảnh: Minh Vụ - Phạm Yên
Rồi một tháng sau vẫn không thấy tin tức gì, linh cảm cho bà biết điều chẳng lành đã xảy đến với cháu bé. Bà càng thương và săn sóc nó hơn, lúc nào cũng bế ẵm vuốt ve. Bà nghĩ dại, hay thân phận của cháu lại giống bà rồi.
Lạ thay, từ khi cháu được bà đón về, nó không hề đòi bố mẹ, không khóc, suốt ngày quấn lấy bà. Căn nhà chật hẹp vắng vẻ ngày nào, nay trở lên vui vẻ, bi bô tiếng trẻ thơ, bà thấy hạnh phúc không đơn độc.
Bà tự nhủ cứ nuôi dạy cháu cho thành người rồi sẽ có ngày bố mẹ cháu tìm đến để cháu được đoàn tụ gia đình.
Ngày tháng trôi đi, cháu bé đến tuổi đi học, bà lo toan sắm sửa quần áo mới, cặp đẹp rồi dắt cháu tới trường. Thời gian này biết tin bà đang cưu mang một đứa trẻ người anh trai của bà định cư bên Mỹ phản đối.
“Cậu ấy đưa ra điều kiện. Hoặc bỏ con bé đi, tôi sẽ được sung sướng đến hết đời. Hai là, nếu tôi cứ nuôi nó, tôi sẽ không còn gì, kể cả tình anh em. Nghe câu này tôi đau lắm”, bà Nguyệt kể.
Bà bắt đầu phải toan tính cách mưu sinh tự lập, trong khi tuổi già đã sồng sộc đến. Số tiền giành dụm mà người anh cho ngày nào, hai bà cháu đã dùng hết. Xóm phố biết hoàn cảnh khuyên bà đưa cháu gửi vào trại, bà phản đối ngay: “Tôi chỉ bỏ nó khi tôi phải nhắm mắt xuôi tay”.
“Mỗi buổi sáng, thấy bóng tôi ở cổng trường, nó lại chạy ùa ra ôm cổ và thơm khắp khuôn mặt tôi. Cái miệng leo lẻo khoe điểm tốt và thì thầm vào tai, bà ơi, mai cô giáo bảo phải đóng học phí. Ngày mai, lấy đâu ra bây giờ, mà đâu chỉ có ngày mai cháu cần tiền, cả một năm học, và cả một cuộc đời nó nữa chứ” - Bà Nguyệt tâm sự.
Phương Thảo càng lớn càng ngoan, học giỏi, thi vào cấp 2 Thảo đỗ vào trường điểm Phùng Chí Kiên thành phố Nam Định.
Nhiều đêm Thảo hỏi bà về bố mẹ mình, bà bối rối trả lời: “Cháu đang ở với bà nội đây. Bà sẽ nuôi cháu ăn học đến nơi đến chốn. Cứ học đi, cho bà khất. Khi nào bà sẽ kể cháu nghe”.
http://www.tienphong.vn/Cache/Tianyon/Thumbnail/585/230585.jpg
Bao giờ cháu mới báo đáp được cho bà? - Ảnh: Minh Vụ - Phạm Yên
Học hết cấp 3, Thảo không nghĩ rằng mình có thể vào đại học. Nhiều đêm khóc ướt gối nhưng Thảo không thể làm trái lời bà. “Cháu phải học dù hai bà cháu có khó khăn thế nào. Chỉ có học mới thoát được cảnh nghèo”.
Vẫn động viên cháu cố gắng học hành, nhưng bà chưa nghĩ cách nào kiếm ra tiền. Hôm sau bà đến một số hàng ăn xin rửa bát thuê. Nhìn bà già lưng còng cân nặng khoảng 30 kg, không ai nhận. Trằn trọc nhiều đêm, bà quyết đi ăn xin.
Sau hè 2009, Thảo chia tay bà lên Hà Nội để bước vào giảng đường đại học. Những năm đại học của Thảo lại phải dựa vào những giọt mồ hôi cạn kiệt của bà được vắt ra hàng ngày từ con tim khô héo.
Chia tay chúng tôi bà nói: “Khổ thì tôi không lo. Chỉ thương cháu tôi nếu tôi có mệnh hệ gì thì nó cậy nhờ vào ai”.
Công bà như núi Thái Sơn
Tôi gặp Thảo ở Hà Nội khi em đang theo học năm thứ nhất Đại học Mở, Khoa Du lịch. “Lòng bao dung và sự hy sinh vô bờ bến của bà khiến em vừa tự hào vừa cảm thấy có lỗi lớn”.
“Lúc em mới về với bà, bố thỉnh thoảng vẫn đến thăm. Buổi trưa, nghe tiếng xích lô, bà bảo bố đến thăm con đấy. Thế là em chạy ra.
Lần cuối cùng, một buổi trưa, bố cho em 2.000 đồng, ôm chặt em vào lòng: “Con có thương bố không”. Bà bèn mắng bố: “Nó còn bé, biết gì. Anh không thương nó thì thôi chứ”.
“Bà làm nghề bán xôi 21 năm. Đến khi nhận em về, bà nghỉ bán xôi. Khoản tiền ít ỏi, anh trai của bà gửi về từ Mỹ, bà tích cóp để nuôi em, hôm nào cũng mua quà sáng cho em, cho đến năm em học lớp 7. Vào lớp 10, năm 2006, em phải đóng tiền học nhiều hơn. Kể từ đó, cuộc sống của hai bà cháu lại càng khó khăn hơn.