- Anh không thấy Thục Nhan, Miên Huy, có lẽ chúng nó ở riêng hả em ?
- Không anh ạ ! Các con vẫn ở với em. Hôm nay chúng nó và bạn bè rũ nhau đi tàu du ngoạn trên biển, ngày mai mới về. Anh Khiêm, nhờ Trời các con đã đổ đạt thành danh, công ăn việc làm ổn định. Chúng cũng lớn tuổi vậy mà chưa chịu lập gia đình cũng chỉ vì sợ mẹ sống một mình cô đơn tội cho mẹ. Anh Khiêm thấy không ? Em nhắc lại, anh có quyền đến thăm các con mặc dù anh chưa tròn trách nhiệm làm cha. Em thiết nghĩ rằng các con có lẽ sẽ không vui khi có sự hiện diện của anh vì chúng nghĩ về anh với những suy nghĩ không mấy tốt.
Khiêm sa sầm nét mặt có vẻ bối rối :
- Vậy thì anh phải như thế nào bây giờ, Thục Nhi, em không thể có ý kiến gì giúp anh được sao ? Em và con cái cứ mãi xa rời anh. Từ bao lâu rồi, anh luôn mong ước có lại gia đình hạnh phúc của chúng mình như ngày xưa, có em, có con. Em có biết không ?
- Chuyện đó em không thể đơn phương giải quyết. Con cái đã khôn lớn, chúng ta hãy tôn trọng những suy nghĩ của các con. Anh hiểu chứ ? Tuy nhiên nếu thấy cần, em cũng có thể quyết định phần nào. Ðiều em muốn biết là anh đã qua Mỹ hồi nào, bây giờ anh đang làm gì và ở đâu ?
Khiêm hớp một ngụm cà phê, đôi mắt mơ màng trong vài giây có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Khiêm chậm rãi nói :
- Anh đã đi tìm em khắp nơi Thục Nhi ạ ! Anh hết sức đau khổ sau khi hạnh phúc gia đình chúng mình tan vỡ. Từ đó anh sống như người vô cảm. Cũng vì thế cuộc đời của anh không có em cứ xuôi theo những biến chuyển của thời cuộc như em đã biết, để rồi anh chẳng còn biết phải làm sao hơn. Những điều anh nói ra, em có thể sẽ không bằng lòng. Nhưng với em, anh phải nói, vì anh đã tìm được em hôm nay là một sự may mắn mà ông Trời đã ban ơn cho anh. Em cũng đã biết, anh là một viên chức cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng chỉ bị tù cải tạo có ba tháng, vì ông chú của anh là một tướng lãnh Việt cộng bảo lãnh anh ra khỏi nhà tù và giới thiệu anh giữ chức phó giám đốc Nhà xuất bản Sao Vàng. Hơn năm năm sau, ông chú anh giới thiệu anh gia nhập đảng Cộng sản và cất nhắc ưu tiên cho anh làm Tổng giám đốc Trung Tâm phát hành sách báo phía Nam từ đó đến nay. Vấn đề là như thế em ạ, cũng chỉ vì sự an nguy cho cuộc sống bản thân, nên anh đành phải dấn thân chấp nhận. Thục Nhi à, em có nên vui mừng cho anh không ?
Tôi mĩm cười nhìn Khiêm như một anh hề đang thú tội :
- Anh bảo em mừng cho anh phải không anh Khiêm ? Em buồn thật tình đó, làm sao em vui mừng được trong lúc anh làm thân trâu ngựa cho bọn ngưu đầu Bắc bộ Phủ. Em nghĩ rằng anh đã hèn kém không đủ bản lĩnh và nghị lực để phấn đấu vượt cơn sóng gió vây hảm đời anh. Không bao giờ em mừng cho anh. Em xin lỗi anh vì đã sử dụng những từ không vừa ý. Bây giờ em mới hiểu sự có mặt của anh trong đoàn biểu tình của người Việt tỵ nạn vừa rồi ! Là như thế ! Anh là đảng viên Cộng sản đang được Việt cộng giao phó công tác trong cương vị của anh vừa nói. Nhìn qua hành động, và lời nói của anh, em xác định rằng anh đang thực thi cái gọi là nghị quyết 36 của cộng sảnViệt Nam tại hải ngoại ?
- Vậy là em cũng biết nghị quyết 36 của nhà nước Việt Nam. Em cũng đã hiểu và xác định vai trò của anh có mặt trên đất Mỹ. Chỉ là thế chẳng đặng đừng em ạ. Anh xin em đừng nặng lời với anh như thế. Vì hoàn cảnh anh bắt buộc phải sống và làm việc trong gọng kiềm của chế độ. Làm việc cho chúng trên công tác này, nhưng lòng anh chỉ ước mong làm sao có cơ hội được xuất ngoại một lần với ý định duy nhất là đi tìm được mẹ con em.
Nghe Khiêm nói, tôi cười dòn :
- Anh vẫn còn nghĩ đến mẹ con em ? Cám ơn anh. Thời gian qua anh đã làm được gì cho chúng tại hải ngoại ? Nói em nghe.
Khiêm thở dài, kể lể :
- Ðoàn công tác gồm khoảng 20 người đã đến Hoa Kỳ hơn ba tháng và đã đi qua một số tiểu bang. Mỗi người một trách nhiệm như chúng đã qui định trong nghị quyết 36. Riêng vai trò của anh là phát triễn giao lưu văn hóa cùng khắp. Anh có trách nhiệm điều nghiên, tìm hiểu, đúc kết để lập đề án xuất cảng ào ạt văn hóa phẩm, tài liệu cho đồng bào hải ngoại học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, cổ động mọi người đem tài năng, tiền bạc về xây dựng đất nước. Nhưng ba tháng qua, công tác không đạt được kết quả tối thiểu nào. Do đó, ai ai cũng buồn và chán nản gần như muốn bỏ cuộc, riêng anh lại càng buồn chán hơn nữa, vì đã đi qua một số tiểu bang hỏi han tìm kiếm tin tức mẹ con em, nhưng chẳng được gì. Chỉ như thế em ạ.
Ngẫm nghĩ những lời Khiêm vừa nói trong thái độ thành thật, tôi có ý cũng không đến nổi chê trách anh. Nhưng nhân cơ hội này tôi cũng muốn giải bày cho anh hiểu thêm hầu tạo cho anh một cái nhìn thông thoáng mà chế độ Hà Nội đã tuyên truyền nhồi nhét để dễ bề cai trị. Tôi nói :
- Anh Khiêm à, trước hết em xin lỗi anh, vì em phải nói, và em nói thì anh phải nghe nhé ! Ðừng giận em. Anh đừng bao giờ ngủ quên trên sự tuyên truyền bịp bợm của Việt cộng. Giọng điệu phách lối và sự lượng định sai lệch về Cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại này của tập đoàn Hà Nội chỉ là một ảo tưởng mơ hồ hết sức buồn cười trơ trẽn. Ðể rồi họ biến cái nghị quyết 36 đang trở nên có hiện tượng dị ứng khơi động mạnh mẽ thêm tinh thần chống Cộng hăng say của Cộng đồng người Việt tị nạn anh Khiêm à ! Anh đừng ngây thơ nhúng tay vào lửa, vào máu. Em nói cho anh Khiêm hiểu lập trường chống Cộng và sức mạnh đoàn kết của người Việt hải ngoại vững như bàn thạch. Những ai manh tâm phát triễn và xây dựng để áp đặt cái nghị quyết 36 lỗi thời lên đồng bào tị nạn hải ngoại do "bọn đỉnh cao trí tuệ" Hà Nội chủ xướng đều bị diệt ngay từ trong trứng nước. Anh cũng đã nhìn thấy sức mạnh và sự đoàn kết của Cộng đồng người Việt trong cuộc biểu tình chống bọn văn nô của các anh vừa rồi đó sao ? Anh hãy tin và hiểu rằng cái nghị quyết 36, kể cả cái Pháp lệnh Tôn giáo Tín ngưỡng không hơn gì cái bong bóng nước, chỉ nổi lên chao qua chao lại rồi vỡ tan ngay, không tồn tại, không nhầm nhò gì. Em nói cho anh biết rằng Cộng đồng người Việt hải ngoại được xem như là một nước Việt Nam tự do, mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ, đang hiện diện khắp nơi và đang hổ trợ mạnh mẽ đồng bào quốc nội vùng lên. Anh phải hiểu và nhớ rằng cái đảng Cộng sản của các anh đã và đang rệu rạo sắp vỡ tan như bong bóng nước vì tham nhũng, vì độc tài chuyên chế, vì sự ngu dốt lạc hậu, bất tài. Em khẳng định với anh rằng chế độ Nhà Nước Việt cộng của anh sắp bị bứng gốc tan vỡ trong ngày gần đây. Anh Khiêm, dù sao anh cũng là chồng của em cho dù đã không còn sống với nhau, nhưng em vẫn mến và kính trọng anh. Trong bối cảnh chẳng đặng đừng, anh đã phải bắt buộc nhúng tay góp thêm tội ác cho chế độ Việt cộng. Em hy vọng anh đã có được những suy nghĩ đứng đắn, và từ bỏ xa lánh chúng. Anh Khiêm, anh nên nghe theo em, đó là sự thật mà em nghĩ rằng anh cũng đã hiểu. Em tin chắc rằng anh làm được.
Tôi ngừng nói, để những gì tôi nói được thấm vào người chồng cũ của mình đang là một nạn nhân của thời cuộc. Khiêm ngồi đăm chiêu, thở dài, hồi lâu anh mới nói :
- Anh không buồn trách em. Anh hiểu và còn hiểu biết nhiều hơn nữa những gì em vừa nói. Hơn ba tháng ở trên đất nước này anh đã nghe, đã thấy, đã đọc, đã xem và đã so sánh giữa hai thái cực những thực hư, đúng sai để tìm hiểu. Thật ra anh đâu có muốn đánh bóng chế độ Việt cộng. Anh làm việc cho họ cũng chỉ vì sự an nguy tính mạng, và chờ đợi cơ hội thoát thân. Làm việc cho chúng, nhưng thâm tâm anh luôn kết tội chúng là chế độ phi nhân, tàn bạo nhất thế kỷ. Và đúng như em nói, người Việt hải ngoại đoàn kết vững chắc khó lòng lay chuyển lôi kéo được họ. Anh đã chứng kiến những sự phản đối tẩy chay, những biểu tình rầm rộ, không khoan nhượng của các cộng đồng người Việt mà anh đã đi qua, mặc dù có sự hướng dẫn của các cơ sở cán bộ nằm vùng, anh cũng như các anh em đều trơ trẻn, lố bịch khi phải đối diện với nhiều tầng lớp đồng bào tỵ nạn, lắm lúc còn nếm mùi trứng thúi, cà chua, không còn làm ăn gì được cả. Anh cảm thấy công việc họ giao để thực thi các điều khoản của nghị quyết 36 luôn nhận những thất bại chua chát.và đúng như em nói chẳng khác nào như cái bong bóng nước lăn tăn giữa dòng nước trong cơn mưa.
Dứt lời, Khiêm tỏ ra mệt mỏi, rồi thở dài im lặng. Tôi mĩm cười :
- Anh nói thực lòng đãy chứ anh Khiêm ?
- Em vẫn chưa tin anh sao ? Thục Nhi ạ, dù sao chúng mình đã một thời sống bên nhau, đầu ắp tay gối, vui buồn bên nhau, em hiểu anh nhiều chứ ! Với anh, trải dài những năm tháng bắt buộc làm việc cho chúng cũng chỉ vì mục đích tạo cơ hội để đi tìm cho được em và con. Nếu chưa tìm được em và con, anh nuôi ý định cứ vẫn tìm kiếm và sẽ ở lỳ mãi trên xứ này cho đến khi tìm được mẹ con em. Bây giờ tìm được em, anh đang có lại tất cả Thục Nhi ạ. Anh dứt khoát xa lánh chúng và không bao giờ trở lại Việt Nam trừ khi không còn bóng dáng cộng sản trên quê hương. Em hãy tin anh. ? Em chấp nhận sự có mặt của anh bên em và con chúng ta không ?
Lòng tôi cảm thấy vui khi nghe trọn tâm sự của người chồng cũ. Tôi có thể tin anh. Tôi thương cho anh đã hơn ba mươi năm không chung sống bên nhau. Tôi phải làm một điều gì để giúp Khiêm. Tôi an ủi :
- Em không trách cứ anh. Em thông cảm và hiểu những khó khăn giữa một xã hội nhiễu nhương đen tối. Anh an tâm. Nghe em hỏi, cuộc sống của anh như thế nào trong thời gian không có em ?
- buồn nhiều hơn vui. Có gì mà vui khi em và con không còn ở bên anh. Anh thật vô duyên và hết sức hối hận vì bản tính ghen tuông ích kỷ một cách cuồng dại của mình.
- Em thông cảm và không còn gì thắc mắc giận hờn anh.
Nghe tôi nói, Khiêm tỏ lộ nét vui mừng, ánh mắt âu yếm cố hửu quen thuộc của anh mà tôi đã nhìn thấy và có được ngày nào, đang nhìn tôi đắm đuối. Giây phút trôi qua, anh nói :
- Niềm mong ước của anh bao nhiêu năm qua, ngày hôm nay anh được toại nguyện trước tấm lòng bao dung, tha thứ của em. Anh cám ơn em Thục Nhi ạ
Tôi nói thêm như nhắc nhở anh :
- Người đàn ông bản lĩnh khi có vợ đẹp nên hãnh diện vợ mình được người khác khen tặng. Nếu ích kỷ, ghen tuông, độc đoán thì đừng bao giờ lấy vợ đẹp. Anh biết không, em đã đau khổ triền miên bên anh vì bản tính ích kỷ hẹp hòi đó.
- Anh hiểu.
- Ngày tháng miệt mài lo toan cuộc sống, em già rồi, đâu còn gì để anh phải ghen tuông, ích kỷ nữa anh Khiêm ?
- Nhìn em, anh thấy em chẳng có gì thay đổi. Anh hứa rằng, kể từ hôm nay cuộc đời anh sẽ thay đổi toàn diện để không phụ lòng tin và sự qúy mến của em.
Tôi nở nụ cười mãn nguyện :
- Em sẽ giúp anh. Em sẽ thuyết phục Thục Nhan và Miên Huy chấp nhận anh. Em nghĩ các con cũng vui vẻ vì chúng cũng ước muốn có một người cha để khỏi phải tủi thân.
Những ngày sau đó, tôi chấp nhận Khiêm khởi sự về sống bên tôi và hai con và tạo cho anh một cơ hội làm lại những gì đã mất mát và sai lầm. Anh đã thuyết phục đồng thời giúp sức một số người trong nhóm bỏ Ðảng, bỏ công việc để ở lại Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị và tạo dựng cuộc sống mới. Từng ngày tháng Khiêm đã giúp cho Cộng Ðồng người Việt hiểu thêm được những âm mưu đánh phá của địch qua cái nghị quyết 36 và điểm mặt những phần tử địch ngấm ngầm hoạt động đang ẩn núp mai phục trong những nơi có người Việt tỵ nạn cư ngụ.
Ðối với Thục Nhan, Miên Huy, tôi cứ ngỡ chúng nó mặc cảm xa lánh Khiêm, trái lại, hai con tôi rất thân thiện và luôn quấn quit bên cha không rời một bước. hạnh phúc gia đình tôi được vun vén bồi đắp lại . Con tôi có đủ cha mẹ để không phải tủi thân. Chúng nó rồi sẽ lập gia đình riêng không còn sợ để mẹ sống cô đơn như trước đây. Tôi không còn miệt mài lo toan đời sống trong cô đơn trên xứ người. Tất cả đều đã có chồng tôi đảm đang. Bên cạnh ấy, tôi và Khiêm vẫn tiếp tục dấn thân làm những việc lợi ích cho Cộng Ðồng và cho quê hương Việt Nam thân yêu trong niềm mong ước và hy vọng chung của Dân Tộc.-
Lâm Nhiệm Tích